HUỲNH ÁI TÔNG Tập VI Hiên Phật Học 2012 HUỲNH ÁI TÔNG 2 VĂN HỌC MIỀN NAM 1954-1975 VĂN HỌC MIỀN NAM 1954-1975 MỤC LỤC TẬP VI Mục lục ………………………………………………..……… 3 Lời mở đầu ……………………………………...…………….. 5 Chương thứ tư: Văn học thời Đệ nhị Cộng Hòa (1964-1975) Tiết một: Các tạp chí 1. Tạp chí Văn (1/1964-3/1975) …………………..…….……. 7 1) Trần Phong Giao (1932-2005) ……………….......…… 29 2) Nguyễn Xuân Hoàng (1940-) …………………........…. 34 3) Tú Kếu (1937-2004) ……………………..……...……. 46 4) Trần Thiện Đạo (1933- ) ………...…………......……. 50 5) Trần Văn Nam (1939- ) ………………...…….……… 58 6) Thái Ngọc San (1947- 2005) ……………....………….. 74 7) Hà Thúc Sinh (1943- ) ……………..……………....… 79 8) Trần Dzạ Lữ (1949- ) …………………………...….... 95 9) Mường Mán (1947- ) …………………………...….... 111 10) Lâm Hảo Dũng (1945- ) ………………….......…… 121 11) Ngụy Ngữ (1947- ) ……………………….………. 128 12) Cao Thoại Châu (1939- ) ………..………..………. 142 13) Nguyễn Minh Hoàng (1940- ) …………………….. 154 14) Lâm Chương (1942- ) ……………………………… 171 15) Đynh Trầm Ca (1943- ) ………………………..….. 198 16) Vũ Hữu Định (1942-1981) …................................…. 205 17) Phạm Cao Hoàng (1949- ) ……….................…..…. 211 18) Nguyễn Thị Minh Ngọc (1953- ) ………….…...….. 231 2. Tạp chí Lập Trường (1964) …………..…………….…..... 242 1) Cao Huy Thuần (1937- ) ………………...……...…... 245 2) Lê Tuyên (1930- ) …………………………………... 252 3. Tạp chí Vạn Hạnh (1965-1966) …………………...…….. 257 1) Thích Đức Nhuận (1924-2002) ….…………………… 257 2) Bs Trần Ngọc Ninh (1923- ) ……….……………..…. 263 4. Tạp san Giữ Thơm Quê Mẹ (7/1965-1969) …………...…. 271 1) Thích Nhất Hạnh (1926- ) ………………….……… 277 2) Nguyễn Thụy Long (1938-2009) ….…………….…… 296 3) Trụ Vũ (1931- ) …………………..………..………... 303 4) Kim Tuấn (1938-2003) ……………………………….. 320 3 HUỲNH ÁI TÔNG 5) Hữu Phương (1931-1988) ……………………...…….. 329 6) Nguyễn Phan Thịnh (1943-2007)…………….……….. 336 7) Thái Tú Hạp (1940- ) …………………………..…… 347 8) Võ Tấn Khanh (1942- ) ………….……………..…… 357 9) Chinh Ba (1934- ) ……………………...…………… 367 10) Đinh Cường (1938- ) ……………………………… 386 11) Uyên Hà (1946- ) ………………………………….. 399 12) Xuân Thao (1944- ) ……………………………….. 407 5. Tạp chí Tin Văn (6/1966-1967) ……………….....……… 414 1) Nguyễn Nguyên (1929-2002) ………………….…….. 415 2) Hồ Trường An (1938- ) ………….…………………... 431 3) Thái Bạch (1925-2000) ………….………………….... 450 4) Lữ Phương (1938- ) ………………………….…….. 452 6. Tạp chí Tư Tưởng (8/1967-3/1975) ……………………… 470 1) Thích Minh Châu (1918-2012) ……….…….…...…… 472 2) Thích Mãn Giác (1929-2006) ……………………..….. 489 3) Lê Mạnh Thát (1944- ) …………………..…………. 505 4) Tuệ Sỹ (1943- ) …………………….…..........……… 509 5) Ngô Trọng Anh (1926- ) ………….…….…………… 528 6) Trúc Thiên (1920-1971) ……………………...……… 551 7) Thạch Trung Giả ( ? - ? ) ………………...…………. 562 8) Lê Tôn Nghiêm (1928- ) ………………....…………. 569 9) Kim Định (1915-1997) ………………………………. 581 10) Mai Thọ Truyền (1905-1973) ………………………. 587 11) Vũ Văn Mẫu (1914-1998) ………………………….. 598 12) Thích Trí Tịnh (1917- ) ………...………….……….. 603 13) Thích Quảng Độ (1928- ) ……………….………… 616 14) Phạm Thiên Thư (1940- ) ………………………….. 648 15) Thích nữ Trí Hải (1938-2003) ……………………… 655 16) Thích Huyền Vi (1926-2005) ………………...…….. 662 17) KTS Nguyễn Bá Lăng (1920-2005) ……..………… 676 18) Nguyễn Văn Trường (1930- ) ………….…………... 682 19) Bút Trà (1900-1987) ……………………….……….. 709 20) Thích Trí Thủ (1909-1984) …………..….…………. 711 21) Nguyễn Hữu Hiệu (1940- ) …………….…………. 721 22) Thích Chơn Thiện (1942- ) ………………….……. 724 23) Nguyễn Hữu Ba (1917-1997) ……………………… 736 4 VĂN HỌC MIỀN NAM 1954-1975 * Lời nói đầu Tập sách này viết về các tạp chí thời Đệ nhị Cộng Hòa ở miền Nam Việt Nam, có nhiều tác giả đang sinh thời ở Việt Nam hay hải ngoại. Công việc sưu tầm tác giả gặp phải khó khăn, vì một số tác giả không có tài liệu trên các trang Mạng, nhưng nhờ phương tiện hiện đại có thể trao đổi, nhờ giúp thêm chi tiết qua điện thư, nhiều tác giả được giới thiệu trong tập này có những chi tiết do chính tác giả cung cấp, bổ sung được đầy đủ hơn. Những tác giả vừa đề cập tới như thi sĩ Uyên Hà, Xuân Thao … 5 HUỲNH ÁI TÔNG Cũng như các tập sách trước hay sau này, những bút danh hay tên thật của tác giả được dùng đã quen với độc giả, chúng tôi dùng để viết về tác giả, riêng có Võ Tấn Khanh dùng bút hiệu Tôn Nữ Trà My, là bút hiệu đã dùng quen với độc giả, với tác giả này trong danh mục, chúng tôi ghi là Võ Tấn Khanh, để tránh ngộ nhận là tác giả nữ. Hầu hết các tài liệu dùng đều lấy từ các trang Mạng, chúng tôi chỉ sửa đổi đôi chút cho được đồng nhất, dĩ nhiên nếu có sai sót, đó là lỗi do chúng tôi chưa đánh giá đúng tài liệu, vì mỗi tác giả thường chúng tôi sử dụng ba, bốn nguồn khác nhau để tổng hợp lại. Có những bài viết trước 1975, có những bài viết sau này, tác giả ở trong nước hay ở hải ngoại, là nguồn tài liệu cung cấp cho chúng tôi hoàn thành tập sách này, do tôn trọng tác giả, nên có đôi chút dị biệt, xin quý độc giả hiểu cho, và cũng chân thành tri ân quý tác giả các bài viết đã trích dẫn. Anh đào hiên, ngày cuối năm 2012 Soạn giả 6 VĂN HỌC MIỀN NAM 1954-1975 Chương thứ tư: Văn học thời Đệ nhị Cộng Hòa (1964-1975) Tiết một: Các tạp chí 1. Tạp chí Văn (1/1964-3/1975) Số ra mắt (số 1 phát hành tháng 1 năm 1964) Tạp chí Văn do ông Nguyễn Đình Vượng làm chủ nhiệm, Trần Phong Giao làm chủ bút, Đàm Gia Tuấn làm Thư ký tòa soạn. Cơ sở Văn đặt tại nhà in Nguyễn Đình Vượng số 38 đường Phạm Ngũ Lão, quận nhì, Sàigòn. Trước tiên, ông Nguyễn Đình Vượng mời Trần Phong Giao làm Thư ký Tòa soạn. Số ra mắt phát hành vào tháng 1 năm 1964, nội dung mang chủ đề Tuyển tập thơ văn. 7 HUỲNH ÁI TÔNG Đến đầu năm 1967, cơ sở Văn phát hành thêm Đặc san Văn, cứ mỗi tam cá nguyệt 1 số, sau Đặc san Văn số 4, tháng 11 năm 1967 Đặc san Văn phát hành hàng tháng trở thành nguyệt san Văn số1, nguyệt san Văn số 2 phát hành tháng 12 năm 1967, nguyệt san Văn số 3 ghi năm thứ hai, phát hành tháng 1 và 2 năm 1968. 8 VĂN HỌC MIỀN NAM 1954-1975 Sau đó nguyệt san Văn lại đổi thành Tân Văn năm thứ nhất số 1 phát hành tháng 4 năm 1968, số 16 & 17 có ba bài nói chuyện trên đài phát thanh được đăng lại, bài của chủ bút Nguyễn Đình Vượng: Một vài kinh nghiệm về xuất bản, bài của chủ bút Trần Phong Giao: Sự hy sinh của những người làm văn hóa và bài của Thư ký tòa soạn Đàm Gia Tuấn: Hướng đi tới của ngành xuất bản. Sau số 21 & 22 Xuân Canh Tuất 1970, Tân Văn chuyển sang thể loại mỗi kỳ một tác phẩm, một tác giả, số đầu tiên là tập truyện ngắn Dọc đường của Thanh Tâm Tuyền, Tân Văn tiếp tục cho đến năm 1975. Tân Văn số 1 9 HUỲNH ÁI TÔNG Tân Văn số 11 Cho tới năm 1972, Văn phát hành trên 190 số, Trần Phong Giao có thư gửi cho độc giả đăng trên Văn, lời chào tạm biệt trước khi ông rời khỏi tạp chí Văn, ngay sau đó nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng thay thế, Năm 1973, nhà văn Mai Thảo cùng cộng tác với Nguyễn Xuân Hoàng điều hành tạp chí Văn. Năm 1974, do nhu cầu cuộc sống, nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng rời khỏi Văn, để lại một mình Mai Thảo điều hành cho đến 30-4-1975. Số cuối cùng phát hành ngày 26-3-1975 có chủ đề: Văn học nghệ thuật Việt Nam ở hải ngoại. Tổng số tạp chí Văn phát hành phát hành trước 1975 khoảng 265 số, trong đó có 57 số Giai Phẩm, danh mục sau đây còn thiếu một ít số: 10
Description: